Người lớn thường muốn tìm một nơi yên tĩnh để đọc sách. Tuy nhiên chúng ta sẽ bỏ qua một vài lợi ích khá hay ho.
Từ xa xưa, hoạt động đọc là hoạt động khá ồn ào náo nhiệt. Trong từ cổ của Iraq và Syria thì từ đọc còn có nghĩa là nói ra và lắng nghe.
“I am sending a very urgent message,” được viết trong một bức thư của thời kỳ này “Listen to this tablet. If it is appropriate, have the king listen to it.”
Đôi khi có những kỹ thuật khác được đề cập như: to “see” a tablet – to read it silently.
Bây giờ thì hoạt động đọc được hiểu là đọc trong yên lặng, hay đọc không lời. Chúng ta ghi nhớ từng từ trong đầu như thể chúng ta đang bị bó hẹp trong không gian của thư viện. Chỉ khi đọc truyện trước khi đi ngủ hay biểu diễn trên khán đài thì người ta mới đọc lên thành lời thôi.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu rằng chúng ta đã bỏ lỡ nhiều điểm lợi khi đọc không thành tiếng. Việc đọc to giúp người lớn tuổi cải thiện trí nhớ, hiểu được những đoạn có nội dung phức tạp và giúp tăng cường sự thân thiện giữa mọi người. Dù nó ít được sử dụng và có vẻ cũ kỹ nhưng nó đang được chý ý trong cuộc sống hiện đại. Đa số chúng ta nghĩ đến việc làm sao hiểu được nội dung trong một đoạn văn viết mà không để ý đến việc đọc thành lời.
Nhà tâm lý học Colin MacLeod ở trường ĐH Waterloo, Canada có một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc đọc to với trí nhớ con người. Nhóm nghiên cứu của ông chỉ ra rằng thay vì đọc không lời, người ta sẽ nhớ được từ và nội dung văn bản tốt hơn khi đọc to. Nó đặc biệt giúp trẻ em nhớ tốt hơn, nhưng nó cũng có tác dụng tùy theo từng lứa tuổi và nhất là vẫn có tác dụng đối với người già.
Trong một nghiên cứu ở Úc, người ta chia các em 7-10 tuổi thành hai nhóm, một nhóm đọc to và một nhóm đọc thầm một danh sách các từ. Cuối cùng là có đến 87% từ được ghi nhớ với nhóm đọc to và chỉ 70% từ được ghi nhớ với nhóm đọc thầm.
Một nghiên cứu khác với nhóm người 67 - 88 tuổi, họ cũng được đưa một danh sách từ để đọc to và đọc thầm. Thì họ nhớ được 27% số từ đọc to còn chỉ nhớ được 10% số từ đọc thầm. Khi được hỏi lại, họ có thể nhận ra được đến 80% số từ họ đã đọc to và chỉ 60% số từ họ đọc thầm. Nhóm nghiên cứu của MacLeo còn nhận thấy rằng khả năng ghi nhớ này có thể kéo dài đến 1 tuần.
Ở Israel, các nhà nghiên cứu tại Đại học Ariel phát hiện ra rằng tác dụng tăng cường trí nhớ cũng được ghi nhận ngay cả khi người đọc gặp khó khăn trong việc nói và không thể phát âm hoàn toàn những từ họ đọc to.
Đọc to cũng có thể làm cho một số vấn đề về trí nhớ trở nên rõ ràng hơn và có thể hữu ích trong việc phát hiện sớm các vấn đề đó.
MacLeod cho biết một lý do tại sao mọi người nhớ những từ được bật ra vì “chúng nổi bật rõ rệt, chúng được thực hiện một cách thành tiếng và điều này giúp bạn có thêm cơ sở để ghi nhớ”.
Con người thường nhớ tốt hơn khi gợi nhớ những biến cố khác biệt, bất thường, hay có sự liên tưởng nào đó liên quan. Như phản xạ tìm từ ngữ phù hợp để trả lời một câu hỏi sẽ làm cho người ta nhớ từ đó lâu hơn. Hiện tượng đó gọi là hiệu ứng phát sinh. Tương tự khi ai đó đưa ra gợi ý cho bạn nghĩa của từ baby thì bạn sẽ nhớ từ đó tốt hơn là chỉ đọc nó trong sách.
Một cách khác để nhớ từ là gắn từ đó với hành động thể hiện từ đó. Ví dụ bounce a ball là tâng bóng thì ta thực hiện luôn thao tác tâng bóng hoặc tưởng tượng thao tác tâng bóng. Đây là hiệu ứng diễn lại. Cả hai hiệu ứng này đều có liên quan chặt chẽ đến tác động tạo hoạt động: chúng cho phép bộ nhớ của chúng ta liên kết từ đó với sự kiện nhất định, giúp gợi nhớ từ dễ dàng hơn.
Hiệu ứng tạo hoạt động tác dụng mạnh nhất khi chúng ta đọc to. Nghe mọi người đọc to cũng giúp người nghe nhớ lâu hơn. Một nghiên cứu của trường đại học Pergia của Ý cho các sinh viên kể tóm tắt các tiểu thuyết cho người già mắc bệnh suy giảm trí nhớ sau đó thực hiện các bài trắc nghiệm trí nhớ. Kết quả nhận được tốt hơn rất nhiều so với trước đó. Có thể do những buổi kể chuyện giúp họ hình dung và sắp xếp tuần tự trong trí tưởng tượng giúp họ nhớ lâu hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Có vẻ như việc tích cực lắng nghe một câu chuyện dẫn đến quá trình xử lý thông tin và tập trung hơn.
Đọc to giúp việc phát hiện sớm và rõ ràng hơn nếu chúng ta có những vấn đề về trí nhớ. Trong một nghiên cứu cho thấy những người bị tiền Alzheimer thường đọc vấp nhiều hơn người khác khi đọc to.
Một số người đã thấy rõ được lợi ích của việc đọc lên thành tiếng và sử dụng kỹ năng này mà không mấy ai nhận ra điều đó.
Nếu việc đọc to giúp mang lại nhiều hiệu quả như vậy, sao loài người lại phải chuyển qua đọc thầm nhỉ?
Việc đọc to tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái và thân thiện. Đọc truyện cho người bạn yêu thương bị ốm hoặc sắp qua đời tạo cảm giác như thể chúng ta đang cùng nhau tìm cách trốn đến một nơi nào đó.
Nếu việc đọc lớn tiếng giúp mang lại nhiều hiệu quả như vậy, sao loài người lại phải chuyển qua đọc thầm? Manh mối có thể dựa trên những chữ tượng hình có từ xa xưa được viết bởi các thầy thông giáo.
Qua thời gian, chữ viết thay đổi phát triển và hình thành như ngày nay. Và cũng ảnh hưởng đến não bộ và hành vi của con người trong quá khứ Làm cho việc suy nghĩ được nhanh hơn.
Việc đọc to phần nào làm giảm tốc độ suy nghĩ do cần thời gian xử lý việc phát ra âm thanh. Khả năng đọc thầm giúp tăng tốc độ đọc hiểu với những người có khả năng viết tốt.
Theo BBC: https://www.bbc.com/future/article/20200917-the-surprising-power-of-reading-aloud